“NÊN” HAY “KHÔNG” DU HỌC NHẬT BẢN ???

“NÊN” HAY “KHÔNG” DU HỌC NHẬT BẢN ???
Cập nhật: 12/14/2013 – Số lượt đọc: 3109

Dạo gần đây, sau đoạn clip của VTV, chắc hẳn các bạn cũng nhận thấy du học Nhật Bản không hề màu hồng như các bạn nghĩ, trái lại còn rất gian nan và vất vả. Dạo qua các group, nếu có ai hỏi về trường này trường kia như thế nào thì đa số những bạn đã và đang ở bên đó khuyên là đừng đi, dù chẳng biết người đó sang Nhật với mục đích làm kinh tế hay là học. Và rồi các bạn lên án những trung tâm môi giới lừa tiền các bạn, vẽ ra cho bạn một thế giới đầy hoa, đưa các bạn sang rồi đem con bỏ chợ. Đúng, họ đã sai khiến cho cuộc đời của bạn khổ, gia đình của bạn khổ. Nhưng bản thân các bạn – những người đã sang và mang đầy lòng căm hờn với hầu hết các trung tâm môi giới có thấy bản thân mình sai không?

Bài Viết Sau Đây Sẽ Giải Đáp Phần Nào Thắc Mắc Của Các Bạn

I.  MỤC ĐÍCH DU HỌC NHẬT CỦA CÁC BẠN LÀ GÌ?  

§  Có thể nói, hầu hết là để “làm kinh tế”. Đi tu nghiệp sinh thì có nhiều điều ràng buộc và hầu như đòi hỏi tiêu chuẩn rất cao. Du học thì dễ hơn nhiều mà khả năng kiếm tiền cũng tương đối so với đi tu nghiệp. Các bạn bị lừa bởi những con số 1000, 2000$ mà quên đi mục đích thật của du học là để học. Số tiền đó quả thực các bạn có thể kiếm được. Nhưng với cái vốn tiếng Nhật bập bẹ học mới 1, 2 tháng ở Việt Nam, rồi khi sang Nhật lại đòi có việc ngay thì các bạn chỉ có thể đi làm công nhân nhà máy, hoặc làm những công việc lao động chân tay đòi hỏi trình độ tiếng Nhật từ thấp tới không có. Và như vậy, chuyện vất vả là đương nhiên.

 

§  Một thực tế mà tôi muốn cảnh báo với các bạn. Các bạn đừng nghĩ đi du học Nhật là “làm kinh tế”. Các bạn có thể kiếm 2000$/tháng nhưng số tiền đó bạn cũng phải dùng để ăn, đế sống, chi phí sống ở Nhật đặc biệt các thành phố lớn thì cao, số dư bạn cũng cần phải tiết kiệm để học tiếp lên. Đa số tôi thấy những bạn sang Nhật với ý định kiếm tiền toàn mong muốn có 2 công việc trở lên để có tiền gửi về nhà trả nợ. Nếu các bạn định sang Nhật với mác du học để làm kinh tế, để trả nợ thì đừng đi. Hãy ở lại Việt Nam và tìm một công việc nào đó để làm, cố gắng đi bằng cách vay số nợ quá lớn chỉ lợi bất cập hại.

  II. CÁC BẠN TÌM HIỂU VỀ TRUNG TÂM BẠN ĐI NHƯ THẾ NÀO?  

§  Các bạn đi du học thường qua 2 con đường. Một là nhờ môi giới ở quê dẫn lên. Hai là tìm hiểu rồi lựa chọn trung tâm. Con đường thứ nhất thì khả năng mất phí sẽ cao và bạn hầu như chả biết gì về cái trung tâm đó ngoài lòng tin tuyệt đối với người môi giới và bức tranh màu hồng do trung tâm vẽ ra. Tôi cá chắc là internet đã phủ khắp đến 90% đất nước Việt Nam. Thế nên hàng ngày các bạn mới có thể vào facebook mà chat chit hay lên mạng chơi game. Nhưng các bạn đã từng một lần lên tìm hiểu về cái trung tâm các bạn định đi trước khi quyết định chi tiền chưa? Các bạn đã từng tìm hiểu nhiều công ty du học một lúc, so sánh giá cả, uy tín chưa? Thậm chí là lên các trang mạng xã hội như facebook hỏi về cái trung tâm ấy chưa? Hay người ta đặt đâu thì các bạn ngồi đấy, miễn sao sang thì có hai việc làm, có tiền gửi về?

  III. CÁC BẠN CHỌN TRƯỜNG, CHỌN VÙNG CÁC BẠN HỌC DỰA THEO TIÊU CHÍ NÀO?  

§  Tôi có thể nói, những bạn mà muốn đi để làm kinh tế, họ rất hay nói những câu sau: “Em đi vùng nào cũng được, miễn sao có việc làm”, “Trường đó có tốt không, có giới thiệu việc làm không, có nhiều việc không”. Nói tóm lại, các bạn lựa chọn trường, chọn vùng theo đúng một tiêu chí: chỗ nào tôi có thể kiếm được nhiều tiền thì tôi đến. Thậm chí, có những bạn làm hồ sơ gấp gáp, trung tâm bảo trường tốt lắm cũng đồng ý, chả cần biết thực hư trường nó như thế nào. Đến khi sang vỡ mộng lại kêu bị lừa. Bị lừa cũng đúng, nhưng các bạn để bản thân bị lừa đấy chứ.

  IV. TRONG QUÁ  TRÌNH HỌC TIẾNG TẠI VIỆT NAM, CÁC BẠN Đà C�”́ GẮNG NHƯ THẾ NÀO?  

§  Hầu như các trung tâm du học đều tặng các bạn một khóa học tiếng Nhật miễn phí chừng bao nhiêu tháng. Chất lượng thì mỗi nơi mỗi khác chẳng ai biết được, nhưng cái chính vẫn là do ý thức của bản thân mình. Những bạn ngày nào cũng kêu ca cuộc sống vất vả, trung tâm lừa đảo, nghèo đói rách nát, hãy tự hỏi bản thân xem hồi còn ở Việt Nam, các bạn đã đầu tư bao nhiêu thời gian của mình vào học tiếng Nhật? Hay các bạn học cưỡi ngựa xem hoa, nhận được giấy đỗ thì bỏ học luôn, về quê rượu chè ăn mừng? Tôi đã từng gặp, từng nghe về những trường hợp như thế. Các bạn nhận được giấy báo đỗ thì bỏ học luôn, về quê với lý do bệnh tật, ốm đau, nhà có việc… Nhưng tối hôm trước thì còn bận uống rượu ăn mừng. Có những bạn học suốt 3 4 tháng liên tục các ngày trong tuần nhưng đọc vẫn chưa trôi chữ, dù đó chỉ là những chữ cơ bản. Các bạn biết mình học yếu, vậy khi về nhà các bạn có đầu tư học tiếp không? Hay là thôi, cả ngày học rồi, về mệt lắm chả học được?

 

§  Tôi cũng đang ngồi chờ để nhận giấy COE cho kì du học tháng 4 này. Nhưng tôi không phí hoài thời gian như các bạn. Tôi biết mình bị hổng kanji từ đầu nên ngày nào cũng ép bản thân mình phải học. Bắt đầu khóa học, các bạn cùng lớp hơn tôi 300 từ kanji, cuối khóa học, họ chỉ còn hơn tôi có 50 từ. Tất nhiên, cái giá của việc lười là sự cố gắng hơn người khác rất nhiều. Kể cả đến bây giờ, khi chỉ còn ngồi nhà chờ kết quả, ngày ngày tôi vẫn học tiếng Nhật tiếp với mục tiêu cho đến khi sang Nhật, ít nhất tôi cũng nắm vững được 80% từ kanji thông dụng, để khi sang Nhật tôi ít nhiều bớt đi sự bỡ ngỡ.

 

§  Thử hỏi, những bạn mà quyết định đi du học mà chủ yếu để làm kinh tế ấy, mấy ai lập mục tiêu cho mình trước khi sang Nhật? Hay hầu như đều nghĩ, cứ đi đã, rồi tính. Tôi nói thật, các bạn ở Việt Nam, nói tiếng Việt rành như thế còn không kiếm nổi một công việc ra hồn nếu không nhờ quan hệ, nữa là bạn sang Nhật, tiếng không biết, văn hóa không hiểu thì các bạn lấy đâu ra cái tự tin là sẽ có việc làm? Kể cả các bạn được trung tâm tốt bọc hậu, nhưng đi phỏng vấn nói vài câu tiếng Nhật còn không chạy thì ai thèm nhận?

  V.  SANG NHẬT R�”̀I, CÁC BẠN DÀNH BAO NHIÊU THỜI GIAN ĐỂ HỌC TIẾNG?  

§  Cái này tôi chưa trải nghiệm nên chắc phải để tự các bạn trả lời. Bạn sang được Nhật đã là may mắn hơn nhiều người khác. Nhiều người mong muốn đi du học để học còn không được, đây các bạn đã sang được mà không biết nắm bắt cơ hội để rèn luyện ngôn ngữ thì quả thực quá tốn tiền của bố mẹ.

 VI. M�”̣T S�”́ CÂU NÓI CÁC BẠN DU HỌC SINH ĐI TRƯỚC HAY DÙNG THỰC SỰ KHIẾN NGƯỜI KHÁC PHẢI DỊ ỨNG.

§   Sang đi rồi biết => câu này hầu hết các bạn dùng khi có người hỏi về trường, về cuộc sống bên đó hay thậm chí là để phản bác lại những lời nói lạc quan của các bạn đang quan tâm tới du học.

Nói thật thì câu nói này chẳng giúp ích gì cho những người đang cần thông tin cả. Nếu bạn biết bạn bị lừa bởi trung tâm nào đó, hãy cảnh báo mọi người, để mọi người tránh ra. Hay các bạn biết lỗi không phải do trung tâm mà phần lớn là do bạn nên bạn chỉ còn cách sử dụng câu nói đó? Hay bạn biết mình bị lừa nên muốn để người khác cũng bị lừa giống bạn, bạn mới thấy vui?

§   Sang đi rồi biết. Đừng ngồi đó phán như thánh sống. => Cách dùng tương tự câu trên.

 Các bạn nên nhớ, có những cái người vẫn đang ngồi ở Việt Nam biết còn nhiều hơn bạn. Muốn những người đi sau không sa vào vết xe đổ của bạn hãy làm những điều sau: cảnh báo trung tâm lừa đảo, khuyên họ chuẩn bị về mặt tâm lý và tiếng Nhật, cung cấp đủ những thông tin họ cần. 

§   Đừng sang nữa. Sang để ăn cắp, ăn trộm à? Sống khổ lắm, vất vả lắm, sang chỉ làm culi thôi…

 Đừng đánh đồng tất cả những người đi du học Nhật là làm kinh tế như các bạn. So với việc phản hồi tiêu cực một cách mạnh mẽ như vậy thì hãy chỉ nói một câu đơn giản thôi:

Sang để học thì hẵng sang, sang để làm kinh tế thì thôi ở nhà làm sướng hơn.

§   Đừng tin lời cái bọn trung tâm, toàn chém gió rồi đem con bỏ chợ. Đừng nghe ai nói cả, hãy tự tìm hiểu thật kĩ. 

 Bạn nên nhớ, người cũng có người tốt, kẻ xấu, vậy bạn lấy cớ gì đánh đồng mọi trung tâm đều xấu? Bạn biết trung tâm nào xấu thì nói ra. Đa phần tôi thấy các bạn kêu bị trung tâm lừa, nhưng không ai chịu khai cái tên trung tâm đó ra cả, chẳng hiểu tại sao? Đúng, trước khi làm gì cũng phải tìm hiểu thật kĩ, nhưng không phải là “không nghe ai nói”. Người thông minh sẽ biết nghe tất cả những điều họ thấy và chọn lọc thông tin từ đó. “Bế quan tỏa cảng” chỉ có thất bại thôi.

§   Đi du học để làm kinh tế mà không có việc thì đi ăn cắp ăn trộm à?

 Đáng lẽ bạn nên cân nhắc đi theo dạng tu nghiệp sinh chứ không phải là đi du học. Đi tu nghiệp sinh bạn sẽ được đảm bảo có việc làm hàng ngày chứ không cần phải khổ sở như thế.  

VII. M�”̣T VÀI CÂU HỎI CÁC BẠN HAY HỎI VÀ NÓI

§   Có nên vay ngân hàng để đi du học không? => Nếu bạn xác định qua để học và biết là bản thân có khả năng học tốt thì có thể cân nhắc. Tuy nhiên nếu số tiền vay là 100% thì không nên. Số tiền vay chỉ nên trong khoảng 10-30% tổng chi phí, tùy vào khả năng của gia đình. Với những bạn xác định sang làm kinh tế, nên ở nhà.

§   Đi du học Nhật có gửi được tiền về cho bố mẹ không? => Không. Thân bạn có khi còn lo chưa xong nên đừng nghĩ tới điều đó. Hàng tháng không phải trông chờ bố mẹ gửi tiền cho là vui lắm rồi.

§   Đi vùng nào có nhiều việc nhất? – Vùng nào cũng có nhiều việc. Vấn đề là tiếng Nhật của bạn có nhiều để đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng không. 

§   Trường XYZ có tốt không, có giới thiệu việc làm không? – Tốt hay không thì cũng phải google thôi. Nhưng thay vì hỏi có giới thiệu việc làm không thì nên hỏi xem trường đó có quan tâm học sinh không, có hỗ trợ học bổng không và cách thức đạt được nó. Số tiền học bổng thường sẽ chi trả cho bạn trong vòng 1 năm, mỗi tháng nhận khoảng 5man, phần nào hỗ trợ cho cuộc sống của bạn. Trường có quan tâm tới học sinh thì sẽ quan tâm đến các vấn đề của bạn

§   Học bổng trường A thế nào, có dễ lấy không? – Đừng hỏi câu ngớ ngẩn này bạn nhé. Học bổng của trường hầu như yêu cầu tham gia lớp học trên 95% và điểm số trên 90%, các bạn nghĩ có dễ lấy không? Với người thông minh, có khả năng học tốt, họ nói dễ. Người kém hơn thì thấy khó. Nhưng tất cả một khi đã cùng điểm xuất phát thì đều cần phải có sự cố gắng. Người ta có câu cần cù bù thông minh. Dừng ngay việc phán đoán độ khó dễ của học bổng mục tiêu mà hãy tự nhủ rằng: Mình phải làm hết sức để lấy được nó.

§   Trường đó có nhiều người Việt không? – Đừng hi vọng quá nhiều vào các đàn anh người Việt. Có thể các bạn không biết, du học sinh mới sang bị người Việt lừa nhiều hơn là bị người Nhật lừa.

§   Em được người nhà làm giúp, không biết là trung tâm đó thế nào nhưng họ sẽ nói chuyện với người nhà của em: Bạn 18 tuổi thì cũng đã có quyền công dân rồi, trừ bố mẹ bạn ra thì đừng quá tin vào những người khác. Nên nhớ, hàng ngày vẫn có những vụ cô dì bán cháu sang TQ hay chú hiếp dâm cháu. Hãy tự mình làm chủ mọi thông tin. Nếu có người nhà giới thiệu, hãy hỏi và ghi lại trung tâm đó tên là gì, chi phí mất bao nhiêu.

§   Sang bao lâu thì kiếm được việc? – Tốt nhất là sau từ 3-4 tháng sang Nhật hẵng bắt đầu tìm việc. Với điều kiện trong thời gian đó các bạn phải tập trung học thật tốt, chịu khó ra đường nói chuyện với người Nhật, giả vờ lạc đường, giả vờ tìm bến xe, giả vờ cần sự giúp đỡ… Có rất nhiều tình huống bạn có thể tự tạo ra để nói chuyện với người Nhật. Tới khi nào bạn có thể nghe hiểu hòm hòm thì có thể bắt đầu kiếm những công việc yêu cầu giao tiếp nhiều với người Nhật như làm ở quán ăn, làm lễ tân…Còn nếu muốn sang có việc ngay thì chấp nhận mất phí shokai (giới thiệu) vài man và may mắn thì sẽ có việc trong xưởng.

 

Còn rất nhiều điều để nói về vấn đề này nhưng chắc cũng nên dừng lại ở đây.Tôi biết ngoài những trường hợp kể trên vẫn có nhiều bạn thực sự chăm chỉ, cố gắng. Mà những trường hợp đó sẽ không lên mạng chửi đời, chửi người. Còn với những bạn có ý định đi du học mà định làm kinh tế thì hãy suy nghĩ lại. Sang Nhật làm công nhân không giàu được đâu, không gửi tiền về xây nhà trả nợ được đâu, trừ phi làm những việc phi pháp hay đi lừa lại chính những người đồng bào của mình trên đất khách. Du học Nhật là đầu tư cho tương lai chứ không phải đầu tư cho hiện tại.

 

Kinh nghiệm du học, làm thêm tại Nhật
Nhật Bản đứng đầu châu Á về giáo dục bậc cao
Trường Nhật Ngữ Yono (Saitama)
Cách Khai From Xin Visa Du Học Nhật Bản
Chuẩn Bị Thủ Tục Nhập Cảnh
Thủ Tục Và Giấy Tờ Cần Thiết Khi Làm Hồ Sơ Xin Visa Du Học
Hồ Sơ Cần Thiết
“NÊN” HAY “KHÔNG” DU HỌC NHẬT BẢN ???
Những Lợi ích khi các bạn đi Du học Nhật Bản vừa học vừa làm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *