Giáo dục và thi cử ở nước ngoài | |
Cập nhật: 9/9/2014 – Số lượt đọc: 2088 | |
Giáo dục luôn là vấn đề được các quốc gia chú trọng và dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Hệ thống giáo dục và thi cử ở mỗi nước đều có sự khác biệt và những nét đặc trưng. | |
|
|
Nhật Bản không tổ chức kỳ thi tốt nghiệp các cấp mà chỉ cấp chứng nhận tốt nghiệp cấp 3 sau khi học sinh đạt được các tiêu chuẩn, tạm gọi là đủ điều kiện để xét tốt nghiệp. Lý do là vì thi tốt nghiệp chuyển cấp được cho là không cần thiết và gây tốn kém, lãng phí. Mục tiêu là đào tạo công dân có phẩm chất, tri thức và nhân cách. Các tiêu chuẩn đào tạo được Bộ Giáo dục Nhật Bản quy định đối với các trường và là căn cứ để các trường tự xây dựng tiêu chí đánh giá riêng đối với học sinh. Chỉ khi được cấp chứng nhận tốt nghiệp, học sinh mới có đủ điều kiện tham gia kỳ thi đại học hay cao đẳng.
Tuy nhiên, Nhật Bản không có khái niệm lưu ban và cũng không có thang điểm “phảy” qua từng lớp học hay cấp học nên rất hiếm khi học sinh phải học lại chương trình với các học sinh khóa dưới vì lý do “học kém”. Việc học hết trung học ở Nhật Bản là để hoàn thành quá trình đào tạo một công dân với đầy đủ các tiêu chuẩn mà không có đánh giá quá cụ thể, mang tính so sánh về năng lực hay hạnh kiểm đối với từng người. Điều này cũng giúp các cá nhân không cảm thấy tự ti so với những người khác và cảm thấy mình được đối xử công bằng và có cơ hội phấn đấu ngang nhau trong xã hội.
|
|
Giáo dục và thi cử ở nước ngoài | |
NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT KHI LÀM VIỆC VỚI NGƯỜI NHẬT | |
Ba giá trị cốt lõi của giáo dục Nhật Bản | |
Lời khuyên bổ ích cho các bạn sắp sửa đi du học Nhật | |
Kinh nghiệm du học Nhật Bản |